Giới thiệu

Có nên dùng lá hoàn ngọc tươi để chữa bệnh?



 

LTS: Chương trình Đồng hành trên báo KH & ĐS thu hút sự quan tâm, phản hồi của nhiều bạn đọc. Thời gian gần đây, tòa soạn đã nhận một số thắc mắc của bạn đọc về cách trồng cây hoàn ngọc (HN) để chữa bệnh. Ngoài ra trên một số diễn đàn mọi người cũng trao đổi khá sôi nổi về vấn đề này. Theo các nhà khoa học, việc dùng lá hoàn ngọc tươi hiệu quả không cao so với trà. Bên cạnh đó, có thể nhầm lẫn giống cây khi trồng gây nhiều tác hại cho sức khỏe người sử dụng.

Có nên dùng lá cây tươi?

Cây HN là loại dược liệu, đã được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ từ lá, đến thân, rễ. Đến nay theo tổng kết các công trình khoa học, lá cây có thể điều trị hơn 25 chứng bệnh về viêm nhiễm đường ruột, vết thương ngoài da, viêm nhiễm các bộ phận nội tạng do hoạt tính kháng viêm phổ rộng; bảo vệ tế bào gan; công trình khoa học do Thái Lan nghiên cứu còn cho thấy khả năng điều trị tiểu đường, huyết áp.

Lá HN tính hàn, dùng nhiều sẽ gây lạnh tỳ, no hơi, sình bụng. Lá nhớt nên khó ăn. Theo các chuyên gia dùng lá tươi phải đúng liều lượng, dùng quá 10 lá có thể gây cảm giác khó chịu. Ngày nào cũng phải nhai lá tươi để phòng chống bệnh thì quá bất lợi.

Dùng lá cây tươi phải thật cẩn thận vì tại VN có nhiều cây khá giống nhau nên mọi người hay nhầm lẫn. Điều này rất nguy hiểm. Không những không khỏi bệnh mà còn có thể rước họa vào thân.

Hiện nay có một số loại cây thường gọi HN, nhưng chỉ có một cây được nghiên cứu bài bản khoa học và có nhiều tính năng chữa bệnh.

Cây HN - dân gian gọi là HN, nhật nguyệt, nội đồng, lay gàm, dièng tòn pièng (Dao), nhần nhéng (Mường), tu lình. Là cây thuốc dân gian, được PGS.TSKH Trần Công Khánh (nguyên cán bộ giảng dạy Trường ĐH Dược Hà Nội, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền) nghiên cứu cơ bản đầu tiên ở VN. Cây này được xác định tên khoa học là Pseuderanthemum palatiferum (Wall.) Radlk., thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), tên chính thức là xuân hoa. Cây HN có hình xoan nhọn, ngắn, màu xanh nhạt, thân đứng, cao khoảng 0,5 - 1m

Một cây khác mà dân gian gọi là HN dương, hoặc nhớt tím, HN đỏ (vì ngọn, lá non và thân có màu đỏ tía) nhưng theo TSKH. Trần Công Khánh đây không phải cây HN mà là cây Bán tự mốc, tên khoa học là Hemigraphis glaucescens C.B Clarke, họ Ô rô (Acanthaceae). Bán tự mốc chủ yếu được dùng trong dân gian, chưa được nghiên cứu về tính năng điều trị bệnh cũng như độc tính.

Ngoài ra theo Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội dược liệu TP HCM, ủy viên BCH Hội Đông y TPHCM có một cây khác cũng bị dân gian gọi nhầm là HN nhưng lá dài, màu xanh đậm, thân bò, cao trên 1 m. Cây này không dùng chữa bệnh.

Theo bà Bùi Kim Nga - Chủ DNTN trà HN 7 Nga Tây Ninh, cây HN trồng trong chậu sẽ không có hoạt chất điều trị bệnh tốt như cây trồng ngoài ruộng đồng.

Cây HN rất dễ sống, nhưng nó không giống như các loại "rau sạch" hay cây ăn quả khác, việc trồng cây để cho hoạt chất cao bắt buộc phải tuân thủ một quy trình nghiêm ngặt từ cách nuôi trồng, bón phân cho đến thu hoạch, chế biến. Thuốc trừ sâu, phân hóa học... không được dùng khi trồng cây HN. Trồng không đúng quy trình, cây sẽ thiếu các hoạt chất sinh học cần thiết. Thu hoạch không đúng mùa vụ, sấy không đúng nhiệt độ hoặc bảo quản không đúng cách, cây sẽ giảm hoặc mất dược tính. Để có nguồn dược liệu sạch, luôn đòi hỏi sự thuần chủng, tuyệt đối không được lai tạp.

"Cây HN không phải trồng chỗ nào cũng cho chất lượng như nhau. Tôi đã từng khảo sát chất lượng đồng thời đem mẫu đất đi phân tích thì thấy rằng cây HN phù hợp thổ nhưỡng và khí hậu ở tỉnh Tây Ninh, vì có lần tôi đầu tư trồng ở Vĩnh Long cả hecta nhưng phải bỏ" - bà Bùi Kim Nga cho biết.

Dùng trà an toàn, tiện lợi

Vì những nguy cơ bất lợi trên, rõ ràng chúng ta không nên sử dụng lá tươi khi chưa biết chắc chắn đó có phải là cây HN hay không. Trên thị trường đã có trà HN được nghiên cứu, sản xuất hiện đại, tiện lợi khi sử dụng.

Bà Bùi Kim Nga cho biết, trong trà HN, ngoài lá còn có thành phần rễ với nhiều hoạt chất quí, rễ có khả năng làm thông máu (trị xơ vữa động mạch, lợi tim mạch, động mạch vành). Hoạt chất trong rễ khuếch tán nhanh trong máu, phát huy hiệu quả nhanh chóng.

Ngoài ra trà HN có dạng xay nhuyễn nguyên chất, chứa trong túi lọc nhỏ, mùi thơm, vị dễ chịu nên rất tiện lợi sử dụng. Không những được dùng thay thế nước giải khát hàng ngày mà còn có thể dùng bổ sung dinh dưỡng tự nhiên, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống bệnh.

Sản phẩm trà túi lọc của DNTN Trà HN 7 Nga Tây Ninh được sản xuất theo quy trình khép kín, từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch cho đến lúc thành phẩm. Để làm ra 1 hộp trà, cây trồng sau 1-1,5 năm mới thu hoạch lá, nhưng để thu hoạch rễ phải mất đến 7 năm. Vì vậy, để có được lượng rễ 7 năm tuổi hàng năm làm nguyên liệu sản xuất trà, DN phải có vùng nguyên liệu ổn định (hơn 20 hecta cây HN), nhiều độ tuổi khác nhau và thu hoạch “cuốn chiếu” từng năm. Cây HN là loại thân thảo, lá mình nước, không xơ nên tỉ lệ lá khô thu được rất ít. Vì vậy, phải mất hơn 5kg lá tươi và 1 bộ rễ của cây mới có thể sản xuất ra 1 hộp trà.

Về tác dụng chữa bệnh của cây HN, các nhà khoa học đã lấy mẫu từ trà vàng với thành phần lá và rễ 7 năm tuổi của DNTN Trà HN 7 Nga Tây Ninh và phân lập được một số hợp chất tritecpen có hoạt tính sinh học giá trị là lupeol, betulin và lupenone. Rễ cây cũng chứa một số tritecpen khác là epifriedelanol và axit pomolic. Những chất này đã và đang được các nhà khoa học nghiên cứu sản xuất ra các dược phẩm mới có hoạt lực cao điều trị những bệnh viêm nhiễm đơn giản cho đến các khối u.