Giới thiệu

Ấm nước nghĩa tình



Chuyện nhiều người dân tự nguyện cho ở trọ, nấu những bữa ăn miễn phí ... cho bệnh nhân, người lao động nghèo, không hiếm. Nhưng hình ảnh một phụ nữ hơn 10 năm qua tự nguyện nấu nước trà Hoàn Ngọc (HN) phục vụ miễn phí cho người nghèo mang bệnh thì xưa nay hiếm. Công việc lặng thầm của bà xuất phát từ tình yêu thương và trên hết là sự sẻ chia về một bí quyết chữa bệnh hiệu quả. Bà là Quách Kim Hiểu, tên thân mật dì Hai Hiểu (sinh năm 1943, 86/1 đường số 6, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, TPHCM, điện thoại: 08.37241390)

 

Có bí quyết hay thì sẻ chia!

Ngôi nhà cấp 4 nằm trong ngõ nhỏ, hình ảnh người phụ nữ luống tuổi lọ mọ lúc 4 giờ sáng bên bếp lửa bập bùng đã quá quen thuộc với bà con lối xóm. Ngồi tiếp chuyện trong gian bếp nhỏ nhưng ấm áp, dì Hai Hiểu miệng thì nói nhưng tay vẫn thoăn thoắt chế nước trà HN vào từng bình nhựa để sẵn cho mọi người đến lấy. Dì đã khiến chúng tôi thật sự xúc động trước tình cảm nồng ấm mà dì đã dành cho mọi người. Dì cho biết: "Dù ngày nắng hay mưa, đã thành thói quen hơn 10 năm nay, cứ 4 giờ sáng là tôi dậy nấu nước pha trà. Một ngày tôi nấu 20 ấm khoảng 100 lít nước, hết gần 2 hộp trà, phục vụ cho gần 50 người mỗi ngày. "Khách hàng" của tôi là những công nhân, thợ hồ, hàng xóm. Đa phần họ đều là những người nghèo mang bệnh. Người thì bị bao tử, người thì bị khớp, hay đau nhức, mụn nhọt... Đến đây ai rảnh rang thì ngồi uống tại chỗ, ai bận rộn thì đi ngang ghé lấy đưa về".

"Tôi nghĩ đơn giản, mình có bí quyết hay từ cây HN thì nên chia sẻ với mọi người". Đó là suy nghĩ rất tự nhiên và đơn giản của dì Hai Hiểu. "Khoảng hơn 10 năm trước, tôi bị nhức chân, bắp chân và bàn chân sưng vù, nhiều người còn khen chân đẹp, đâu ai biết tôi bị bệnh. Ngoài ra tôi còn bị gai cột sống, thoái hóa cột sống. Do nghèo nên cứ lây lất, bỏ qua. Sau chịu không thấu mới đi bác sĩ. Bác sĩ cho uống thuốc Tây, thuốc giảm đau, rồi bấm huyệt nhưng chỉ bớt tạm thời rồi đâu lại vào đấy, đã vậy thuốc Tây còn hành bao tử, nóng rát. Thấy người ta chỉ nhai lá con khỉ, tôi cũng đã từng dùng nhưng nhai nhớt rất khó ăn, miệng cứ xanh lè, mà chẳng khỏi, chỉ thấy đỡ chút ít. Một lần tình cờ xem ti vi, thấy giới thiệu trà HN có nhiều công dụng, trong đó có khả năng tác dụng tốt với bệnh xương khớp, đau nhức, tôi liền mua uống. Uống một thời gian thấy hiệu quả không ngờ, chân hết sưng, hết nhức mỏi. Khi bị bệnh, tôi không bao giờ dám ăn mắm, dù rất nghiện, vì ăn vào thừa đạm sẽ rất đau nhức. Vậy mà từ khi có trà HN tôi ăn uống tầm bậy tầm bạ không còn bị sao cả, bao tử không bị nóng rát như uống thuốc Tây. Tôi còn nhai kèm cả lá cây HN nhưng nhớt và khó ăn lắm.

Thấy trà HN giúp cải thiện sức khỏe của mình, tôi khuyến khích cả gia đình cùng uống. Ngày đó, mẹ tôi ở quê đã hơn 80 tuổi, hay đau nhức mình mẩy, bà giã lá HN rồi uống trà nữa nên đã chống chọi được với không những bệnh đau nhức mà còn nhiều bệnh tuổi già khác. Ông xã tôi, cách đây 16 năm phải mổ cắt bao tử, nay dùng trà HN cũng rất khỏe mạnh.

Thấy bạn bè hàng xóm bị bệnh không có tiền chữa trị tôi thật đau lòng, nên nấu thêm nước trà và mời gọi mọi người sang uống cùng. Thấy mấy cháu làm thợ hồ, hay bị đau lưng, thần kinh tọa, công nhân hay phải ngồi nhiều, mỏi lưng...tôi cũng kêu uống. Mà hầu như ai uống cũng khen và hiệu quả rất tốt nên bạn trà của tôi có những người đã gắn bó với gian bếp này từ khi nó mới hình thành đến nay. Dần dần từ 1 ấm nước, rồi 2 ấm, đến nay mỗi ngày tôi nấu 20 ấm nước cỡ 100 lít. ".

"Trả ơn đời bằng chính những gì mình nhận được"

Khi được hỏi về chi phí để mua trà, dì Hai Hiểu đã chia sẻ: "Có người hỏi tôi, sao không xin mạnh thường quân hay đơn vị sản xuất trà hỗ trợ kinh phí. Tôi nghĩ sức làm được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu, nên cố gắng tự cân đối. Chia sẻ trà HN là cách tôi trả ơn một phương thuốc kỳ diệu đã giúp cho tôi cùng gia đình bảo tồn được cái quý giá nhất - đó là sức khỏe. Ngoài ra, việc làm của tôi không đơn độc, rất may mắn được sự ủng hộ nhiệt tình của chồng,  con và mọi người. Những ấm nước tôi nấu là tấm lòng của biết bao người, người thì góp dầu nhúm lửa, người thì lâu lâu chở xe củi, ai khá hơn thì thỉnh thoảng góp tiền để mua trà, người 50 ngàn hay 100 ngàn. Nhưng đa số họ là những người nghèo còn mang bệnh, nên không có tiền. Tôi chỉ nghĩ đơn giản, "bán anh em xa mua láng giềng gần", sống ở đời mình phải mở cửa, không những chỉ cửa nhà mà cả cánh cửa tâm hồn. Chính vì vậy bây giờ nhà tôi vui lắm, lúc nào cũng đông đúc, chẳng khác gì hội quán trà".

Chứng kiến ấm nước trà nhân nghĩa của gì Hai Hiểu tôi lại nhớ về hình ảnh cặm cụi sớm mai của ông bà 7 Nga (chủ DNTN trà HN 7 Nga Tây Ninh) để nấu nước phục vụ bà con nghèo ở Tòa Thánh Tây Ninh. Hay dáng gầy guộc đơn côi của gì Út Mạnh chăm sóc miếng nước trà HN cho bệnh nhân nghèo ở Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Tấm lòng của họ đã góp phần làm dịu mát "cơn khát" giữa cuộc đời. Những ly nước tình nghĩa từ những trái tim nồng ấm cho tôi một cảm nhận thật đẹp, thân thiện và nhân ái.